1. Kỹ năng giao tiếp (Communication)
Giao tiếp là hoạt động cơ bản của con người, nảy sinh từ nhu cầu trao đổi truyền đạt thông tin, cảm xúc, suy nghĩ của bản thân thông qua ngôn ngữ. Ngay từ những năm đầu đời, bố mẹ cần chú trọng dạy cách giao tiếp cho trẻ qua cử chỉ, lời nói, nét mặt… để con biểu đạt được những mong muốn của bản thân một cách chính xác. Khi trẻ lớn hơn, con cần nắm được những quy tắc cơ bản khi giao tiếp với người lớn tuổi, với bạn bè cùng trang lứa hay với người nhỏ tuổi hơn mình. Thực tế cho thấy, trẻ giao tiếp tốt hơn những trẻ cùng trang lứa có khả năng thành công cao hơn.
2. Tư duy phản biện (Critical Thinking)
Tư duy phản biện hay tư duy phân tích là một quá trình gồm phân tích, đánh giá thông tin đã có, lật lại các mặt của vấn đề nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Tư duy phản biện cho con cái nhìn khái quát và khả năng đưa ra chính kiến về nhiều vấn đề, tạo ra những thay đổi tích cực trong suy nghĩ và hành động. Những nghiên cứu gần đây cho biết các nhà giáo dục đã hoàn toàn tin tưởng rằng trường học nên tập trung hơn vào việc dạy học sinh tư duy phản biện.
3. Tính sáng tạo (Creativity)
Trí não con trẻ đã tiềm ẩn sự sáng tạo gấp nhiều lần so với người lớn. Điều quan trọng là con có được môi trường phát huy khả năng này. Trẻ sáng tạo và được khuyến khích phát huy điều này thường thành công trong các lĩnh vực xã hội, nghệ thuật. Nếu con bạn bộc lộ thiên hướng hoặc năng khiếu liên quan đến các lĩnh vực kể trên, hãy cho con điều kiện để phát triển chúng.
4. Kỹ năng hợp tác (Collaboration)
Đây là kỹ năng cần thiết và quan trọng để chuẩn bị cho con trở thành người lao động sau này. Hợp tác tốt với người khác là điều kiện tiên quyết để con hoà nhập với bất kỳ môi trường nào, giúp kết quả công việc tốt hơn, thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và tổ chức. Hãy dạy con kỹ năng này từ nhỏ bằng cách khuyến khích con hợp tác với cô giáo và các bạn trong lớp, với ông bà cha mẹ ở nhà, hướng con đến mục đích chung của công việc và dạy con làm thế nào để có kết quả tốt nhất.